Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Cách bố trí hợp lý cho căn hộ 47m2

Các ngăn tủ được bố trí hợp lý để xếp gọn gàng mọi đồ dùng trong phòng tắm.


Nhà hẹp nhưng các phòng với chức năng khác nhau được phân chia rõ ràng.

Với diện tích 47 m2, nhà thiết kế Olga Kataevskaya đã cải tạo một căn hộ ở Kiev (Ukraine) trở nên thoáng rộng và đầy đủ tiện nghi.
Căn nhà có nhiều giải pháp chia phòng khác nhau. Trong phòng khách, không có kệ tivi mà chỉ có màn chiếu trên bức vách đỏ, tạo nên điểm nhấn cho nơi sinh hoạt chung của gia đình.
Tủ sách cao tới trần nhà để sách báo và đồ lưu niệm.
Một chiếc bàn ăn sáng ngăn cách không gian phòng khách và bếp ăn.
Phần tường mang sắc màu nhiệt đới đem tới sự tươi vui cho không gian bếp sử dụng màu trắng.
Phòng ngủ ngăn cách với khu sinh hoạt chung bởi vách kính giúp ánh sáng lưu thông. Rèm màu cỏ úa giúp đảm bảo sự riêng tư khi cần thiết.
Phòng ngủ có phần cửa mở ra ban công.
Ánh sáng được bố trí hợp lý.
Cũng giống như phòng khách, trong phòng tắm cũng có những mảng tường ốp đỏ với nét hiện đại.
Các ngăn tủ được bố trí hợp lý để xếp gọn gàng mọi đồ dùng trong phòng tắm.
Phần tủ nhiều ngăn có thể bố trí quần áo, giày dép gọn gàng.

7 điều cần tránh khi thiết kế nhà vệ sinh “2 trong 1”

Nhà vệ sinh nếu nằm trên phòng ngủ sẽ là điều vô cùng nguy hại. Hung khí sẽ tập trung trong chính căn phòng ngủ ấy khiến cho sức khoẻ người ở sẽ giảm sút rõ rệt. Theo nguyên lý “gia tướng học” Trung Quốc cổ truyền thì nền nhà vệ sinh không được cao hơn phòng ngủ. 

7 điều tối kỵ cần tránh khi thiết kế nhà vệ sinh “2 trong 1”

Xu hướng thiết kế nhà vệ sinh và phòng tắm vào một không gian chung ngày càng phổ biến trong xây dựng hiện nay.

Bởi yếu tố diện tích luôn là một áp lực lớn, đặc biệt đối với những căn nhà ở thành phố đông đúc. Tuy nhiên xét về phong thủy, việc kết hợp này đòi hỏi sự tính toán cẩn trọng vì hai không gian trên tồn tại rất nhiều yếu tố xung khắc nhau. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia phong thủy đưa ra một số lời khuyên cho gia chủ trong việc thiết kế kết hợp nhà vệ sinh và phòng tắm để tránh hung khí cho căn nhà.
Theo lý luận phong thủy, việc chỉ ra phương pháp tránh hung khi thiết kế được nói đến nhiều nhất. Khoa học phong thủy có nhiều cách gọi, cách hiểu và cách lý giải khác nhau về vấn đề này. Song nhìn chung, các chuyên gia đều thống nhất đưa ra 7 điều tối kỵ mà gia chủ cần tránh khi thiết kế không gian phòng tắm kết hợp nhà vệ sinh. Cụ thể như sau:
1. Tránh hướng Tây Nam, Đông Bắc hoặc Nam
Trang trí phòng vệ sinh
Theo xu hướng hiện nay, phòng vệ sinh thường được thiết kế gộp cùng khu vực tắm và bồn cầu để tiết kiệm diện tích, cũng như tiện lợi cho sinh hoạt khép kín từng phòng. Gia chủ có thể dùng vách kính, rãnh phân cấp nhỏ hoặc dùng rèm che, bình phong không thấm nước… để ngăn cách vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh của gia đình. Điều này cũng giúp ngăn chặn hung khí xâm nhập vào cơ thể gia chủ khi tắm. Ngoài ra, phòng vệ sinh thuộc hành thủy, nên màu tốt nhất của nó là máu trắng thuộc kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Tránh dùng màu sơn tường hay gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm gây cảm giác nóng bức, chật chội cho không gian phòng.
Theo phong thuỷ nhà ở nói chung, những vận khí xấu và những tai ương mà nhà vệ sinh dẫn đến là vô cùng to lớn và nguy hại. Đặc biệt, theo hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc (còn gọi là hậu quỷ môn) của nhà ở mà đặt nhà vệ sinh thì kết quả gia môn sẽ gặp bất hạnh. Để cho nhà vệ sinh át được hung khí thì tốt nhất gia chủ nên đặt nó ở hướng Tây Bắc, Đông Nam hoặc phương vị Đông (xét từ trung tâm của căn nhà). Đồng thời, vị trí nhà vệ sinh cũng phải tránh phương vị xung khắc với tuổi của chủ nhà. Nếu như nhà vệ sinh ở hướng Bắc hoặc phương vị Đông Bắc, nhất thiết phải chuyển sang vị trí khác. Với hướng Bắc, chỉ cần tránh trung tâm Bắc 15 độ (phạm vi của Tử).
Hướng Đông Bắc thì cần tránh Bắc Đông 15 độ (phạm vi của Sửu) và trung tâm Đông Bắc 15 độ (phạm vi của Cấn). Nếu như cả nhà vệ sinh đều nằm ở phương vị Bắc hoặc Đông Bắc, chỉ cần di dời vị trí của bồn cầu đến phương vị cách đó 15 độ là được. Nếu như bồn cầu thuộc phạm vi này thì  chỉ cần di dời bồn cầu chứ không cần xây lại nhà vệ sinh. Ngoài phương vị Bắc, Đông Bắc thì nhà vệ sinh thuộc phương vị Tây Nam cũng thuộc hung tướng. Nếu cần di dời, chỉ có thể dời từ hướng Tây Nam sang Tây Bắc. Nhà vệ sinh thuộc hướng Tây cũng không tốt nhưng nếu không phải người thuộc tuổi Dậu hoặc trong gia đình không có phụ nữ đang chuẩn bị kết hôn thì không cần phải lo lắng. Người cầu toàn thì có thể di dời bồn cầu đến Tây Bắc (phạm vi Nhâm hoặc Quý).
Gia chủ cũng không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam bởi nó sẽ ảnh hưởng đến vận khí của bản thân, nhất là về công danh và tài lộc. Vì vậy, nếu sẵn có một nhà vệ sinh ở hướng này, gia chủ nên di dời đến phương vị Đông, Đông Nam, Tây Bắc. Đặc biệt chú ý, không được thiết kế nhà vệ sinh gần khu thờ cúng, nếu không sẽ biến thành hung tướng và gây những tai họa khôn lường cho gia chủ.
2. Nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm căn nhà
Có 3 nguyên nhân mà các chuyên gia đưa ra để lý giải cho điều này. Thứ nhất, theo “Lạc Thư” (họa đồ được truyền lại từ thời xa xưa, có nguồn gốc từ các bộ tộc phía nam sông Dương Tử cổ đại) thì phương vị trung tâm thuộc Thổ, còn nhà vệ sinh thuộc Thuỷ. Nếu đặt ở vị trí trung tâm sẽ phát sinh Thổ khắc Thuỷ gây những tai họa khó lường cho đường tài vận của chủ nhà. Thứ hai, không khí và nước ô nhiễm từ nhà vệ sinh từ trung tâm lan ra các phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khí của căn nhà. Điều này bất lợi cho sức khỏe của các thành viên trong nhà. Thứ ba, trung tâm của căn nhà cũng được coi như trái tim con người, trái tim mà bị ô nhiễm thì dù có sử dụng bất cứ biện pháp nào về phong thủy, căn nhà sẽ vẫn gặp điều không may. Thậm chí, nó còn làm hỏng đại vận mà căn nhà mang lại cho gia chủ.
3. Không nên cải tạo nhà vệ sinh cũ thành phòng ngủ
Trường hợp này thường xảy ra với các căn hộ chung cư cũ có số thành viên đông đúc và diện tích căn nhà nhỏ hẹp. Vì thế, nhiều gia đình quyết định cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ dành cho các thành viên. Mặc dù đây là biện pháp tiết kiệm không gian khá hữu ích cho gia đình nhưng lại bị coi là sai lầm nghiêm trọng trong phong thủy. Điều này được lý giải như sau: Nhà vệ sinh vốn là nơi chứa đựng nhiều xú uế khí - không gian được cho là không sạch sẽ và là nơi tập trung nhiều hung khí - nên cần phải tránh nằm gần kề phòng ngủ và càng không thể sửa thành phòng ngủ. Nếu phạm vào điều này sẽ không phù hợp với yêu cầu vệ sinh vì thủy hỏa bất dung.
4. Hướng nhà không nên cùng hướng bồn cầu
Đối với việc xây và thiết kế nhà vệ sinh nói chung, hướng của căn nhà không nên trùng với hướng của bồn cầu. Ví dụ, cửa chính căn nhà hướng Nam thì hướng của bồn cầu không được hướng Nam, nếu không sẽ dễ sinh bệnh cho chủ nhà. Trước mắt, quan điểm này chưa được các chuyên gia phong thủy truyền thống công nhận song các thực nghiệm lại có tỷ lệ khá chính xác. Vì thế, tốt nhất gia chủ nên chủ động tránh thì sẽ tốt hơn cho bản thân và căn nhà.
5. Nhà vệ sinh không nên nằm ở cuối hành lang
Đối với các căn nhà hình ống hiện nay, nếu có hành lang tương đối dài thì cần chú ý sao cho nhà vệ sinh nằm ở bên cạnh hành lang, chứ không được để ở cuối hành lang. Bởi nhà vệ sinh ở cuối hành lang bị coi là đại hung tướng trong phong thủy. Nếu phạm phải sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người trong nhà, đặc biệt là người già và trẻ em có thể bị bệnh tật kéo dài.
6. Nhà vệ sinh phải có cửa sổ, đủ ánh sáng, không khí lưu thông
Đối với các nhà vệ sinh nói chung, nhất thiết phải thiết kế cửa thông thoáng thoát khí. Nguyên nhân rất đơn giản, nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp dễ bị ẩm mốc, đồng thời cũng là nơi chúng ta thường dùng để tẩy rửa tạp chất và xú uế. Do vậy, nhà vệ sinh nhất thiết phải có cửa sổ hoặc cửa thông gió, đủ ánh sáng và không khí lưu thông để cho mùi hôi bay đi, duy trì không khí trong sạch. Đặc biệt, nhà vệ sinh khi kết hợp là nhà tắm thì điều này càng quan trọng. Nó mang lại sự thư giãn, thoải mái cho các thành viên khi vệ sinh cơ thể sau một ngày mệt nhọc.
7. Không thiết kế nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ
Thường thì khi thiết kế các căn biệt thự, nhà cao tầng, người ta nhớ đến sự phối hợp giữa các gian phòng trong cùng một tầng nhưng lại quên mất mối quan hệ giữa các tầng. Nhà vệ sinh nếu nằm trên phòng ngủ sẽ là điều vô cùng nguy hại. Hung khí sẽ tập trung trong chính căn phòng ngủ ấy khiến cho sức khoẻ người ở sẽ giảm sút rõ rệt. Theo nguyên lý “gia tướng học” Trung Quốc cổ truyền thì nền nhà vệ sinh không được cao hơn phòng ngủ. Người xưa cho rằng, nước chảy xuống dưới làm ẩm kết cấu bên dưới, về lâu dài phòng ngủ bị ẩm thấp, dễ phát sinh các bệnh hệ thống nội tiết. Nếu như nhất thiết phải đặt nhà vệ sinh trên lầu thì bạn nên thiết kế kéo rộng khoảng cách với phòng ngủ và nằm trên 1 trục thông nhau giữa các nhà vệ sinh. Như vậy sẽ tránh được tai ương cho các thành viên trong căn nhà.                                       

Khi nào thỉ cần thay đất cho cây trồng trong chậu?

Ông Trần Hoàng Linh, Làng cây cảnh Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội: Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây thường có hiện tượng không còn tươi tắn, có biểu hiện xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Đó là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. 


Tốt nhất nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và thời tiết mát mẻ.

Hỏi: Khi nào thì cần thay đất cho cây trồng trong chậu lâu ngày hết chất dinh dưỡng? - Nguyễn Lan Anh (Hà Nội).
Ông Trần Hoàng Linh, Làng cây cảnh Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội: Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây thường có hiện tượng không còn tươi tắn, có biểu hiện xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Đó là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. 
Tốt nhất nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và thời tiết mát mẻ. Đây cũng là dịp tốt để cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi dáng cây.

Những ban công nhỏ nhưng đẹp lãng mạn

Nếu bạn muốn dành thêm diện tích cho các mục đích khác, tường cây là giải pháp hợp lý.


Diện tích dành cho ban công nhỏ nhưng bạn vẫn có thể tạo ra được một không gian thư giãn có cây xanh, hoa lá.

Thưởng thức trà trên ban công nhỏ lãng mạn / 7 bí quyết tạo cảm giác thư thái tại nhà
a-1-6943-1414207640.jpg
Với một vài bồn cây đơn giản và bộ bàn ghế xếp không đắt tiền, bạn đã có khu ăn sáng, uống trà thoải mái.
a-2-9174-1414207640.jpg
Khoảng ban công cũng là khu vực bạn có thể tận dụng trồng các loại cây rau phục vụ cho bữa ăn.
a-4-3050-1414207640.jpg
Bạn có thể biến ban công thành góc tiếp khách khi những người bạn thân thiết tới chơi nhà.
a-5-9164-1414207640.jpg
Nếu không có nhiều thời gian chăm sóc, bạn hãy mua sẵn những bình hoa đủ sắc màu.
a-6-6289-1414207640.jpg
Có nhiều loại cây leo thích hợp cho ban công đầy nắng gió.
a-9-5249-1414207640.jpg
Tận dụng những loại gỗ hàng, bạn sẽ tạo ra được chỗ ngồi thư giãn ở ban công.
a-10-5363-1414207641.jpg
Dù nhỏ hẹp nhưng ban công này giống như một khu vườn nhỏ xinh xắn.
a-11-1682-1414207641.jpg
Tông màu xanh đồng nhất của sàn, đệm ghế và những bình cây đem tới cá tính cho khu nghỉ ngơi.
a-12-9558-1414207641.jpg
Chỉ một vài chậu cây hoa trắng đủ tạo nên góc uống trà tao nhã.
a-13-2377-1414207641.jpg
Nếu bạn muốn dành thêm diện tích cho các mục đích khác, tường cây là giải pháp hợp lý.
a-14-8437-1414207641.jpg
Những bình cây đơn giản cũng đủ đem lại sự sinh động cho ban công.

Ngôi nhà chỉ có 4m2, 5 người sinh sống giữa trung tâm Hà Nội


Được biết trước kia, anh cũng đi làm xa nhưng một thời gian lại quay trở về Hà Nội làm. Hiện tại, hằng ngày anh làm xe ôm, kiếm đồng ra đồng vào lo cơm áo cho mẹ già.


Ngôi nhà nhỏ đến mức chỉ cần 1 người ngủ là không thể đi lại. Ấy vậy mà đây lại là nơi sinh sống của 5 con người, 3 thế hệ, từ người già đến trẻ nhỏ.

Ngôi nhà nhiều đinh nhất Hà Nội
Chủ sở hữu của ngôi nhà ấy là bà Nguyễn Thị Tỉnh, năm nay đã gần 80 tuổi. Hà Nội hôm nay trở gió, nhưng khi tôi tìm đến bà Tỉnh đang ngồi ở phía đầu ngõ, ngắm dòng người qua lại. Bà bảo:“Ở trong nhà bí bách, ra ngoài này ngồi cho thoáng”. Chỉ những lúc ăn hay đến giờ ngủ bà mới quay trở lại ngôi nhà.
Bà Tỉnh thường ngồi ngoài ngõ để tránh nóng, tránh những lúc con cháu ngủ.
Bà Tỉnh thường ngồi ngoài ngõ để tránh nóng, tránh những lúc con cháu ngủ.
Ngôi nhà “bé như mắt muỗi” này nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Phất Lộc (phường Hàng Buồm, Hà Nội). Gọi là nhà cho sang chứ thực chất nó chỉ giống như một cái kho chứa đồ.
Bước từng bước chậm rãi, khó nhọc, bà dẫn tôi vào tham quan ngôi nhà. Chỉ vào những bậc cầu thang bà bảo: “Giờ mắt đã kém, chân đã yếu rồi nên có mấy lần tôi bị ngã ở đây rồi, nên bây giờ toàn phải bò khi lên cho an toàn”.
Gian nhà tối om, ẩm thấp, gạch xây nhìn đã cũ mèm, những vệt sơn tường loang lổ. Từ cửa cho đến bên trong, đâu đâu cũng chất đầy các thứ đồ đạc từ nồi xoong, bát đĩa cho đến quần áo, quạt điện…
Ngôi nhà tí hon ấy nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Phất Lộc (phường Hàng Buồm, Hà Nội).
Ngôi nhà tí hon ấy nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Phất Lộc (phường Hàng Buồm, Hà Nội).
Bà bảo, ngày xưa bà làm việc trong nhà máy thực phẩm, kinh tế không đến nỗi nào. Nhưng chục năm trước, gia đình gặp biến cố lớn, phải bán đi. Ngôi nhà bà đang ở chỉ là gian bếp nhỏ còn sót lại.
Nhà thì nhỏ, người lại đông nên mọi vật dụng trong gia đình đều được bà treo hết lên tường để tiết kiệm diện tích. Vậy nên, trong ngôi nhà ấy không biết có đến bao nhiêu cái đinh.
Bát đĩa để trong cái tủ nhôm bé rồi treo lên, tủ quần áo khá nhỏ treo dọc bức tường, tủ lạnh mini cũng phải treo lên. Bà bảo phải làm như thế thì nền đất phía dưới mới đủ rộng làm chỗ ngủ cho 5 người.
Trăn trở cậu con trai 50 tuổi vẫn chưa có vợ
Sống trong ngồi nhà đó hơn chục năm, nhưng thời gian bà ở ngoài còn nhiều hơn trong nhà. Ngày nào bà cũng phải mang ghế ra đầu ngõ để ngồi tránh nóng, tránh ẩm hoặc tránh lúc các con, cháu đang ngủ.
Ban ngày thường cũng chỉ có mình bà ở nhà. Con cháu đi học, đi làm hết và chỉ đến đêm cũng mới về đi ngủ.
Gọi là nhà cho sang chứ nó chẳng khác gì một cái nhà kho với đủ thứ đồ.
Gọi là nhà cho sang chứ nó chẳng khác gì một cái nhà kho với đủ thứ đồ.
Sống trong ngôi nhà chật hẹp ấy suốt chục năm qua, bà cũng thành quen. Nhưng điều bà trăn trở nhất là cậu con trai đã 50 tuổi mà vẫn chưa có vợ cũng chỉ vì nhà chật quá.
Được biết trước kia, anh cũng đi làm xa nhưng một thời gian lại quay trở về Hà Nội làm. Hiện tại, hằng ngày anh làm xe ôm, kiếm đồng ra đồng vào lo cơm áo cho mẹ già.
Ước mơ của người mẹ già ấy chỉ là có một ngôi nhà đủ rộng để con cái bà đỡ khổ.
Ước mơ của người mẹ già ấy chỉ là có một ngôi nhà đủ rộng để con cái bà đỡ khổ.
“Thấy con cái như vậy nhưng tôi cũng bất lực chẳng biết làm gì. Ngày xưa làm ăn cũng vất vả, khó khăn, có đồng nào tiêu đồng đấy. Bây giờ, tôi đã già, không còn khả năng kiếm tiền” bà Tỉnh cho hay.
Ước mơ của người mẹ già gần đất xa trời ấy chỉ là gia đình có được một chỗ ở rộng rãi hơn để con cháu bà đỡ khổ, và người con trai của bà có thể yên bề gia thất. Có như vậy bà mới yên lòng nhắm mắt xuôi tay.

Để xây một ngôi nhà đẹp toàn diện không phải là khó

Sau nền móng là phần cột, một trong những cấu kiện quan trọng thuộc hàng bậc nhất, là những mốc liên kết chịu và truyền lực nhằm duy trì sự bền vững của toàn bộ ngôi nhà. Trước đây, cột nhà thường là các khối gỗ tự nhiên chắc chắn, vững chãi nhưng ngày nay được thay thế bằng bê tông cốt thép với khả năng chịu lực mạnh mẽ không kém.


Khi xây nhà, câu nói cửa miệng của mọi người là "xây nhà đẹp".Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và có một câu trả lời cụ thể thế nào là một ngôi nhà đẹp.

Một ngôi nhà đẹp không chỉ xét ở phong cách, kiến trúc mà còn phải đảm bảo về công năng và chất lượng. Dưới đây là bí quyết để sở hữu một ngôi nhà đẹp toàn diện.
Nhà đẹp từ cái nhìn đầu tiên
Khi định xây nhà, bạn cần nêu rõ quan điểm của mình về toàn cảnh của ngôi nhà với đơn vị thiết kế và xây dựng. Toàn cảnh ngôi nhà sẽ tạo ra ấn tượng cho mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên, đồng thời nó cũng sẽ phù hợp với phong cách sống và thói quen sinh hoạt của gia đình bạn. Thông thường, màu sắc sẽ là yêu tố quyết định đến tổng thể ngôi nhà, từ màu sơn tường, màu của mái đến màu của gạch lát nền. Tất cả sẽ tạo nên một ngôi nhà hoàn hảo và thu hút tầm nhìn.
Cần xác định tổng quan cho ngôi nhà đẹp của bạn
Cần xác định tổng quan cho ngôi nhà đẹp của bạn
Bên cạnh đó, vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà cũng bao gồm tiểu cảnh, yếu tố cây xanh, hồ nước, đá sỏi... Các yếu tố này vừa đóng vai trò kết nối kiến trúc với cảnh quan môi trường, vừa mang lại nguồn năng lượng và sức sống dồi dào cho ngôi nhà. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các nhà thiết kế hoặc đưa ra ý kiến cụ thể về tiểu cảnh ngoài sân vườn hay chính trong không gian nội thất.
Đến cái đẹp tận bên trong
Ông bà ta có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, đề cao vẻ đẹp của bản chất, chất lượng bên trong. Nhà đẹp thôi chưa đủ, nó còn phải đảm nhận được chức năng cơ bản là che mưa che nắng, là nơi cả gia đình quây quần và sum họp. Muốn đảm bảo các công năng này, ngôi nhà cần phải có kết cấu chắc chắn, bền vững ngay từ móng công trình. Móng phải được tạo dựng từ khối bê tông đảm bảo chất lượng, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong quá trình thi công và bảo dưỡng.
Ngôi nhà đẹp toàn diện phải đảm bảo từ nền móng
Ngôi nhà đẹp toàn diện phải đảm bảo từ nền móng
Sau nền móng là phần cột, một trong những cấu kiện quan trọng thuộc hàng bậc nhất, là những mốc liên kết chịu và truyền lực nhằm duy trì sự bền vững của toàn bộ ngôi nhà. Trước đây, cột nhà thường là các khối gỗ tự nhiên chắc chắn, vững chãi nhưng ngày nay được thay thế bằng bê tông cốt thép với khả năng chịu lực mạnh mẽ không kém.
Cuối cùng, quan trọng không kém là các hạng mục trần nhà, tường nhà. Các hạng mục này đòi hỏi người thi công phải rất lưu ý trong quá trình xây dựng và bảo dưỡng. Tường nhà nên sử dụng loại gạch không nung và sơn cao cấp nhằm đảm bảo sự vững chắc và khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Trần nhà nên dùng những loại vật liệu cách nhiệt như ngói, tôn kết hợp với phụ gia chống thấm nhằm ngăn chặn tình trạng thấm nước, rò rỉ nước từ mái xuống tường, sàn, không bị ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu ngôi nhà.

Những sai lầm thường gặp khi giặt quần áo bằng máy


Chẳng ai thích mặc quần áo nhàu nhĩ. Vì thế, sau khi giặt xong, ít nhất hãy làm động tác giũ phẳng đồ trước khi phơi lên móc.


Tống quá nhiều đồ vào máy giặt, không xử lý trước các vết bẩn khó tẩy, cho quá nhiều xà phòng... là những cách giặt sai không ít người mắc phải.

Giặt giũ là một phần việc phải làm hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng. Dưới đây là những sai lầm mọi người hay mắc khi giặt đồ và cách khắc phục.
Để máy giặt hoạt động quá tải
Khi tống cả đống quần áo vào máy giặt, bạn hy vọng chỉ cần ít phút sau mở cửa máy ra và thấy mọi thứ đã sạch sẽ. Rất nhiều người giống bạn và họ đã phải thất vọng.
Đừng nhồi nhét đồ vào máy giặt. Bạn cần những khoảng trống hợp lý để nước, xà phòng có thể đánh tan các vết bẩn và làm sạch quần áo. Hãy nhớ rằng tống quá nhiều đồ vào máy sẽ không chỉ khiến quần áo của bạn giặt không sạch mà còn làm giảm tuổi thọ của máy.
giat-6606-1414211225.jpg
Ảnh minh họa: Surfexcel.in.
Cho quá nhiều bột giặt
Bạn nghĩ cho nhiều bột giặt sẽ giúp quần áo sạch nhưng không phải vậy. Nó sẽ khiến còn dư cặn bột giặt hay nước giặt ở quần áo và một là bạn phải giặt lại, hai là sẽ mặc đồ bẩn và hại cho da.
Không xử lý ngay các vết bẩn
Nên loại bỏ ngay các vết bẩn như sốt cà chua dính vào áo phông của trẻ và ngâm khoảng 20 phút trước khi quẳng vào máy giặt. Nếu ở trong nhà không có sẵn sản phẩm nào tẩy sạch vết bẩn thì chỉ đơn giản là ngâm nước cho ướt đồ dính bẩn. Không nên dùng thuốc tẩy vì nó có thường để lại vết ố vàng trên đồ của bạn. Thay vì vậy, có thể thử các cách như:
- Làm sạch vết bẩn do mồ hôi: Trộn hai viên aspirin (đã nghiền vụn) với nước ấm, sau đó ngâm đồ qua đêm. Axit salicylic sẽ giúp loại bỏ vệt ố do mồ hôi.
- Giúp đồ trắng trắng hơn: Ngâm đồ trắng trong nước chanh, sau đó giặt rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Để nguyên các nếp nhàu
Chẳng ai thích mặc quần áo nhàu nhĩ. Vì thế, sau khi giặt xong, ít nhất hãy làm động tác giũ phẳng đồ trước khi phơi lên móc.
Với những quần áo cần ủi phẳng mà bạn có ít thời gian, hãy nhớ vài gợi ý: Nên lộn quần trái khi ủi để tránh hằn lên các đường bàn là phía sau. Muốn nhanh hơn thì đặt một lớp giấy nhôm lên cầu là.